Judo căn bản, Judo, căn bản
Judo (Nhu đạo) là môn võ nổi tiếng trên thế giới do giáo sư Jigoro Kano sáng lập năm 1882.
Judo có nghĩa là đường lối rèn luyện tinh thần thông qua nguyên lý mềm dẻo. Môn Judo không dùng binh khí, các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã (Nage waza), đè (Katame waze), siết cổ (Shime waza), khóa tay, chân (Ude kansetsu waza) của đối phương.
Nhờ tính lợi ích nhiều mặt, trong hơn 110 năm qua môn Judo không những được chính phủ Nhật Bản đưa lên hàng "Quốc võ", mà giới trẻ của nhiều nước trên thế giới cũng ưa thích luyện tập.
Năm 1956, Liên đoàn Judo quốc tế (FIJ) được thành lập. Đến nay FIJ đã có trên 112 nước thành viên. Việt Nam cũng là một thành viên của FIJ.
Môn Judo được chính thức đưa vào chương trình thi đấu ở Olympic từ năm 1964.
Judo được phổ biến ở Việt Nam đã trên 60 năm nay. Những năm 1967, 1969, 1971, 1974 có thể xem là thời điểm khởi sắc của Judo Việt Nam vì các VĐV của chúng ta đã đoạt được HCV ở Sea games và Mêkông Judo games.
Sau ngày miền Nam giải phóng, bộ môn Judo được nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
Hằng năm Ủy Ban TDTT đã chỉ đạo cho Liên Đoàn Judo Việt Nam tổ chức nhiều giải vô địch Judo dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau, nhằm mục đích tuyển chọn tài năng bổ sung vào các đội tuyển Judo Quốc gia, tham dự các giải ở Đông Nam Á và Châu Á...
Các VĐV Việt Nam là Phương Trinh, Quốc Trung, Thúy Quỳnh, Kim Vui đã đoạt HCV ở các kỳ Sea games 16, 17...
Đặc biệt ở Sea games 22, năm 2003 Judo VN lần đầu tiên đã vươn lên vị trí số 1 Đông Nam Á, với 6 HCV do các VĐV Văn Ngọc Tú, Trần Thị Yến, Nguyễn Thị Dinh, Trần Văn Đoạt, Nguyễn Linh Sơn và Lê Việt Dũng đoạt được.
Bộ môn Judo cũng đã được Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đưa vào thi đấu ở Hội Khoẻ Phù Đổng Toàn Quốc năm 2000 tại Đồng Tháp, năm 2004 tại Huế. Nhờ vậy môn Judo ngày nay đã trở thành môn giáo dục thể chất phổ biến ở nhiều trường học trên toàn quốc.
Được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Trẻ, chúng tôi cho ấn hành cuốn JUDO CĂN BẢN với mục đích đóng góp một phần nhỏ trong việc phổ biến môn võ thể thao mang nhiều lợi ích này.
Judo có nghĩa là đường lối rèn luyện tinh thần thông qua nguyên lý mềm dẻo. Môn Judo không dùng binh khí, các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã (Nage waza), đè (Katame waze), siết cổ (Shime waza), khóa tay, chân (Ude kansetsu waza) của đối phương.
Nhờ tính lợi ích nhiều mặt, trong hơn 110 năm qua môn Judo không những được chính phủ Nhật Bản đưa lên hàng "Quốc võ", mà giới trẻ của nhiều nước trên thế giới cũng ưa thích luyện tập.
Năm 1956, Liên đoàn Judo quốc tế (FIJ) được thành lập. Đến nay FIJ đã có trên 112 nước thành viên. Việt Nam cũng là một thành viên của FIJ.
Môn Judo được chính thức đưa vào chương trình thi đấu ở Olympic từ năm 1964.
Judo được phổ biến ở Việt Nam đã trên 60 năm nay. Những năm 1967, 1969, 1971, 1974 có thể xem là thời điểm khởi sắc của Judo Việt Nam vì các VĐV của chúng ta đã đoạt được HCV ở Sea games và Mêkông Judo games.
Sau ngày miền Nam giải phóng, bộ môn Judo được nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
Hằng năm Ủy Ban TDTT đã chỉ đạo cho Liên Đoàn Judo Việt Nam tổ chức nhiều giải vô địch Judo dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau, nhằm mục đích tuyển chọn tài năng bổ sung vào các đội tuyển Judo Quốc gia, tham dự các giải ở Đông Nam Á và Châu Á...
Các VĐV Việt Nam là Phương Trinh, Quốc Trung, Thúy Quỳnh, Kim Vui đã đoạt HCV ở các kỳ Sea games 16, 17...
Đặc biệt ở Sea games 22, năm 2003 Judo VN lần đầu tiên đã vươn lên vị trí số 1 Đông Nam Á, với 6 HCV do các VĐV Văn Ngọc Tú, Trần Thị Yến, Nguyễn Thị Dinh, Trần Văn Đoạt, Nguyễn Linh Sơn và Lê Việt Dũng đoạt được.
Bộ môn Judo cũng đã được Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đưa vào thi đấu ở Hội Khoẻ Phù Đổng Toàn Quốc năm 2000 tại Đồng Tháp, năm 2004 tại Huế. Nhờ vậy môn Judo ngày nay đã trở thành môn giáo dục thể chất phổ biến ở nhiều trường học trên toàn quốc.
Được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Trẻ, chúng tôi cho ấn hành cuốn JUDO CĂN BẢN với mục đích đóng góp một phần nhỏ trong việc phổ biến môn võ thể thao mang nhiều lợi ích này.
Bình luận